Bản đồ Việt Nam khi được treo trong lớp,êunướctừviệclàmcụthểbaccarat hayon trong nhà, trong phòng làm việc… là điều cần thiết. Theo tôi biết, nhiều gia đình, cơ quan, trường học… cũng đã và đang thực hiện việc đó. Treo bản đồ Việt Nam cũng đồng nghĩa mọi người rất ý thức về bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển đảo, vùng trời của Tổ quốc.
Tôi nghĩ trong lòng mỗi người con đất Việt đều có một bản đồ Việt Nam với đầy đủ biên giới, hải đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như tại nhà tôi cũng đã treo bản đồ Việt Nam từ rất lâu. Bản thân tôi cũng từng viết rất nhiều tác phẩm về bản đồ Việt Nam.
Với tôi, bản đồ Việt Nam trông giống như hình ảnh bà mẹ lưng còng, đội cái nón đi dọc bờ biển. Toàn bộ tấm lưng còng gập vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử chìa ra ngoài Biển Đông. Cái phên dậu giữ cho tấm lưng ấy khỏi lạnh và khỏi sóng gió là quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa…
Tôi cũng nghĩ cần có những cột mốc biên giới, đó là các công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có giá trị lâu dài cho muôn đời sau, nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. Có những cột mốc bằng xi măng, sắt thép. Có những cột mốc bằng xương máu, có cả những cột mốc bằng văn chương nghệ thuật và có cột mốc bằng việc treo bản đồ Việt Nam. Chính những bài viết hay về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, về biên giới, hải đảo… sẽ là những cột mốc có giá trị trường tồn.
Những bậc hiền nhân từng nói yêu nước bắt đầu từ những điều rất cụ thể. Trước hết là yêu căn nhà của mình. Là yêu làng xóm mình. Là yêu bố mẹ, ông bà, người thân, bà con dòng họ. Là yêu người trong xóm, xã… và đồng bào cả nước. Khi có kẻ khác xâm phạm thì dù phải hy sinh cũng sẵn sàng đứng lên để bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc và đồng bào của mình.
Ý thức về lòng yêu nước phải được hình thành từ thuở ấu thơ và nuôi dưỡng xuyên suốt. Như thế hệ của tôi luôn thường trực ý thức về lòng yêu nước. Khi chúng tôi chưa đủ tuổi cầm súng thì đánh giặc bằng những bài thơ, bài văn. Sau này đủ tuổi thì xung phong vào lính để bảo vệ Tổ quốc. Còn bây giờ, khi đã rời quân đội, làm người lính mặc thường phục thì vẫn chiến đấu quyết liệt để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, giang sơn gấm vóc của Việt Nam.
Yêu nước từ việc làm cụ thể như treo bản đồ để chúng ta tự hào về toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vun đắp tình yêu đất nước, ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn cội, chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trong mỗi người Việt Nam là việc làm hết sức ý nghĩa. Để có được ý thức ấy, cần có sự tuyên truyền. Và cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" là một cách tuyên truyền rất tốt.